Thứ bảy, 16/10/2021 | 10:22 GMT+7

Câu chuyện về bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho nông sản Việt Nam

LĐST - Những năm gần đây, câu chuyện sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ nông sản ra ở nhiều thị trường khác. Qủa không sai khi nói, “bảo hộ chỉ dẫn địa lý” chính là giấy thông hành vào thị trường khó tính.

Đầu tiên phải kể đến vải thiều Lục Ngạn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý vào năm 2008, giá trị quả vải tăng cao, thị trường xuất khẩu mở rộng, trong đó có Nhật Bản.

vaithieuok-616a442389a85

Hình ảnh vải thiều Lục Ngạn (ảnh: internet).

Bên cạnh đó, sản phẩm được pháp luật Nhật Bản bảo vệ khi sử dụng chỉ dẫn địa lý này ở Nhật Bản, không bị các bên khác yêu cầu dừng sử dụng nhãn hiệu, đồng thời ngăn cấm các bên sử dụng chỉ dẫn địa lý này cho các sản phẩm trùng, tương tự hoặc liên quan…

Ngoài ra, danh tiếng của vải thiều Lục Ngạn được thị trường khó tính như Nhật Bản biết đến là cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ ở nhiều quốc gia có tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe khác trên thế giới.

Mới đây, ngày 7/10/2021, sau hơn 3 năm nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, thanh long Bình Thuận đã chính thức được Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp nước này cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Việc này đã đánh một dấu mốc quan trọng trong quá trình đưa thanh long vào Nhật Bản cũng như mở đường cho việc thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các nông sản khác của Việt Nam tại thị trường khó tính này.

thanhlong-616a43d1e3c05

Thanh long Bình Thuận là nông sản thứ 2 của Việt Nam, sau vải thiều Lục Ngạn,

được cấp Bằng chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Xuất khẩu chính ngạch chỉ khoảng 2%-3%

Thanh long Bình Thuận được tiêu thụ trên thị trường chủ yếu ở dạng trái tươi và một số ít là các sản phẩm đã qua chế biến như: Nước ép thanh long, rượu vang thanh long, thanh long sấy khô, sấy dẻo…

Tuy nhiên, do sản phẩm thanh long tiêu thụ trên thị trường chủ yếu là trái cây tươi, không bảo quản được lâu nên việc tiêu thụ thanh long hiện nay gặp nhiều khó khăn, thị trường nội địa chỉ tiêu thụ khoảng 15% sản lượng, 85% còn lại tập trung cho xuất khẩu.

Trong số này, lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch chiếm tỉ lệ rất thấp (khoảng 2%-3%), số còn lại tiêu thụ theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc hoặc bán cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh rồi các doanh nghiệp này trực tiếp xuất khẩu.

Để nâng tầm danh tiếng, tăng sức cạnh tranh, gia tăng giá trị lợi nhuận, thúc đẩy quá trình phát triển sản phẩm thanh long Bình Thuận, UBND tỉnh Bình Thuận đã giao Sở KH&CN phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan hỗ trợ các hiệp hội nghề nghiệp đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho sản phẩm quả thanh long.

Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cho hay, câu chuyện đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận tại Nhật Bản là một câu chuyện dài và thú vị.

Vốn nổi tiếng là một thị trường khó tính cùng những quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý rất khắt khe, việc đăng ký chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận tại Nhật Bản vô cùng phức tạp.

Vì vậy, Cục Sở hữu trí tuệ đã thực hiện việc hỗ trợ qua 2 con đường: Hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật Nhật Bản và tăng cường tác động chính trị để đẩy nhanh quá trình này.

Theo đó, hai bên cam kết thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý hai nước và trên cơ sở Bản ghi nhớ, hai bên đã trao đổi, đề xuất lựa chọn mỗi bên 3 sản phẩm để tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước còn lại.

Thanh long Bình Thuận nằm trong số 3 sản phẩm của Việt Nam được lựa chọn, dựa trên tiêu chí danh tiếng, thị trường tiêu thụ, sự quan tâm của chính quyền địa phương và sản phẩm có hoạt động thương mại xuất nhập khẩu.

Thực tế, tiến trình kéo dài hơn 3 năm và thực sự là một quá trình khó khăn. Ngoài lý do khác biệt về pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý giữa hai quốc gia, hồ sơ thanh long Bình Thuận vướng phải nhiều khó khăn về các thông số kĩ thuật của hồ sơ đơn và khó khăn về năng lực tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

Việc cấp chỉ dẫn địa lý cho nông sản có ý nghĩa rất lớn đối với việc xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản nói riêng và các nước nói chung.

Ngoài tác dụng bảo vệ thương hiệu cho nông sản, tránh bị “đánh cắp” khi sang thị trường nước ngoài, những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý ở Nhật Bản thường có giá bán cao hơn thông thường và được người dân nơi đây ưa chuộng vì “họ hiểu rẳng, các sản phẩm này đã được Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp đứng ra bảo đảm chất lượng, do vậy, họ sẽ tin tưởng và sẵn sàng mua sản phẩm đó hơn.

Như vậy, việc vải thiều Lục Ngạn, thanh long Bình Thuận được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý thành công tại Nhật Bản mới chỉ là bước đầu tạo lợi thế cạnh tranh để đến với thị trường Nhật Bản.

Vẫn sẽ cần rất nhiều nỗ lực từ nhiều phía, nhiều cấp, bộ, ngành để thanh long Bình Thuận hay bất cứ nông sản khác của ta, tiếp tục giữ vững được thị trường khó tính này, đồng thời mở rộng hơn nữa chỗ đứng của mình.

Trang Nhung 

Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV thành công tốt đẹp
LĐST - Chiều 11/1, tại Hà Nội, sau 4,5 ngày làm việc, kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thành công...
Lý do bãi nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Sáng tạo
LĐST - Ông Nguyễn Công Tùng đã bị Ban Thường vụ Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam bãi nhiệm chức vụ...
Bãi nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Sáng tạo
LĐST – Ngày 21/12/2021, thay mặt Ban Thường vụ Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội đã...
Chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
LĐST - Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2021) và 32 năm Ngày hội Quốc phòng...
Trung tướng,PGS.TS.Nguyễn Tuấn Dũng: “Mãi mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ”
LĐST – Trong dòng chảy lịch sử dân tộc, dù thời chiến hay thời bình, hình ảnh người lính luôn tỏa sáng với phẩm chất...
Vũ Huyền Diệu đăng quang Miss Eco Teen International
LĐST - Vũ Huyền Diệu (Bella Vũ) - cô gái 14 tuổi đã xuất sắc vượt qua các đối thủ đến từ nhiều quốc gia để đăng...
Trong khó khăn và thử thách, tình quân dân càng sâu sắc (*)
LĐST - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: "Nghĩa tình quân dân càng sâu sắc hơn trong những lúc gian khó và thử...