Thứ hai, 11/10/2021 | 13:21 GMT+7

Chuyện cảm động về vaccine

LĐST - Vaccine, thuốc và ý thức người dân được xác định là các yếu tố quyết định thành công trong “cuộc chiến” chống đại dịch Covid-19. Những câu chuyện cảm động về vaccine cho chúng ta niềm tin tất thắng trong “cuộc chiến” này…

Vaccine phi lợi nhuận

Trong tình trạng khan hiếm vaccine, cả thế giới đang dành sự ngưỡng mộ, biết ơn một nhà khoa học nữ, không chỉ tài năng, nỗ lực nghiên cứu mà còn có tấm lòng nhân hậu đã sớm tạo ra loại vaccine hiệu quả với giá rẻ - món quà quý giá cho người dân các nước thu nhập thấp. Đó là Tiến sĩ Sarah Gilbert (61 tuổi), nữ giáo sư của Đại học Oxford, người được vinh danh trong 100  Phụ nữ Tiêu biểu năm 2020.

1-6163d4dc9cfed

Tiến sĩ Sarah Gilbert.

Đầu năm 2020, có được dữ liệu gene virus Vũ Hán, Tiến sĩ Sarah Gilbert đã cùng nhóm đồng nghiệp nghiên cứu phát triển vaccine với hy vọng giúp thế giới ngăn chặn một đại dịch. Sau 3 tháng làm việc không ngừng nghỉ, nhóm đã có vaccine thử nghiệm.

Vào những ngày cuối năm 2020, dòng vaccine Oxford/Astrazeneca do bà và nhóm nghiên cứu tạo ra đã chính thức được phê duyệt sử dụng tại Anh và sau đó là Ấn Độ. Ngay lập tức chính phủ Anh đã đặt hàng số lượng lớn cho chiến dịch tiêm chúng thần tốc lớn nhất trong lịch sử; hãng Astrazeneca đặt mục tiêu sản xuất hàng tỷ liều trong năm 2021, cung cấp cho các nước có dịch.

Các nhà khoa học và giới chức y tế thế giới đã đánh giá sản phẩm nghiên cứu của Tiến sĩ Sarah Gilbert và nhóm là thành công “đáng kinh ngạc” vì nhân loại và là cứu tinh cho các quốc gia nghèo. Bởi vì Astrazeneca được tạo ra trong một thời gian rất ngắn, có nhiều ưu điểm như  hiệu quả cao, dễ bảo quản vì không cần nhiệt độ siêu lạnh như nhiều vaccine khác nên giá thành thấp (chỉ 3 USD/liều).

Điều đáng quý của tấm lòng và nhân cách nhà khoa học nữ Sarah Gilbert là không chỉ làm việc hết mình, mà còn bằng tài năng và uy tín tìm kiếm được nguồn tài trợ cho nghiên cứu. Bản thân bà không chỉ từ bỏ bằng sáng chế mà còn thuyết phục các hãng sản xuất từ bỏ lợi nhuận, ưu tiên tạo ra sản phẩm giá rẻ, cứu sống nhiều triệu người trên thế giới, đồng nghĩa với việc họ từ bỏ hàng triệu đô la.

Chính 3 người con của Tiến sĩ Sarah Gilbert đã tình nguyện tham gia thử nghiệm vaccine. Tiến sĩ Sarah Gilbert chia sẻ với truyền thông việc nghiên cứu chế tạo vaccine chính là chạy đua với virus chứ không để kiếm tiền. Thật đáng trân trọng trách nhiệm của một nhà khoa học!

Kì tích 60 năm trước

Một năm trước, Việt Nam là một trong số nước đầu tiên công bố phân lập được virrus gây bệnh Covid-19, và cũng chỉ sau một năm chúng ta đã phát triển thành công vaccine nội. Niềm tin về một loại vaccine chống Covid-19 made in Việt Nam hoàn toàn có cơ sở bởi cách đây 60 năm Việt Nam đã nghiên cứu và tự sản xuất được vaccine phòng chống virus bại liệt mà “cha đẻ” của nó là GS.TSKH Hoàng Thủy Nguyên.

2-6163d4dc52ab0

 GS.TSKH Hoàng Thủy Nguyên ngày trẻ.

3-6163d4dcbeaf6

GS.TSKH Hoàng Thủy Nguyên, nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Vào những năm 60 của thế kỷ trước,  nước ta còn nghèo, lạc hậụ, thiếu thốn mọi thứ, dịch bệnh bại liệt đang hoành hành. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đặc cách cấp cho nhóm nghiên cứu của bác sĩ Hoàng Thủy Nguyên 2000 bảng Anh - một khoản tiến rất lớn như một quyết tâm tự chủ vaccine phòng bại liệt.

Thiếu cơ sở vật chất cần thiết, nhóm nghiên cứu đã tự xây dựng khu nuôi động vật thí nghiệm trên đảo Rều giữa vịnh Bái Tử Long, tiết kiệm chi tiêu để mua thiết bị chuyên dụng. Sau 2 năm, năm 1962, nhóm nghiên cứu đã tạo ra được loại vaccine sống sử dụng virus nhược độc.

Điều bất ngờ là việc thử nghiệm vấp phải sự nghi ngại của nhiều người vì cho rằng với điều kiện Việt Nam không thể tạo ra được loại vaccine hiện đại như vậy. Chính bác sĩ Hoàng Thủy Nguyên và Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch đã uống trọn lọ vaccine trước cuộc họp cán bộ chủ chốt của Bộ Y tế, xóa tan mọi nghi ngờ. Sau đó với mỗi năm sản xuất 2 triệu liều (cao điểm tới 40 triệu liều), chúng ta đã cơ bản thanh toán được bệnh bại liệt.

Từ nền móng GS.TSKH Hoàng Thủy Nguyên xây dựng, việc nghiên cứu và phát triển thứ vũ khí hiệu quả kiểm soát các bệnh nguy hiểm đã liên tục phát triển. Đến nay, Việt Nam đã làm chủ công nghệ và sản xuất được các vaccine phục vụ Chương trình Tiêm chủng mở rộng như: Lao, Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Dại, Viêm não…và một số vaccine khác. Đặc biệt là từ năm 2015, vaccine Việt Nam đã vượt qua nhiều tiêu chuẩn khắt khe, được WHO công nhận đủ tiêu chuẩn quốc tế…

  Hiện cả nước ta có 4 cơ sở nhà nước thực hiện việc nghiên cứu sản xuất vaccine Triển khai từ tháng 4 năm 2020, Nano Covax là vaccine phòng Covid-19 đầu tiên của Việt Nam hiện đang thử nghiệm giai đoạn cuối ở nhiều tỉnh, thành. Với những gì đã làm được chúng ta hoàn toàn tin tưởng Việt Nam sẽ sớm phê chuẩn sản phẩm vaccine – vũ khí hiệu quả ngăn chặn đại dịch Covid-19./.

Thái Hà

Nghiên cứu xây dựng dự án Luật Học tập suốt đời
LĐST – Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu...
Thí điểm một số cơ chế đặc thù xây dựng Cần Thơ thành trung tâm phát triển vùng ĐBSCL
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khoá XV, sáng ngày 4/1, dưới sự điều hành của Phó...
57 nhà nông trẻ xuất sắc nhận giải thưởng Lương Định Của
LĐST – Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa tổ chức Liên hoan Thanh niên nông thôn toàn quốc và trao Giải thưởng Lương Định...
Chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
LĐST - Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2021) và 32 năm Ngày hội Quốc phòng...
Trung tướng,PGS.TS.Nguyễn Tuấn Dũng: “Mãi mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ”
LĐST – Trong dòng chảy lịch sử dân tộc, dù thời chiến hay thời bình, hình ảnh người lính luôn tỏa sáng với phẩm chất...
Vũ Huyền Diệu đăng quang Miss Eco Teen International
LĐST - Vũ Huyền Diệu (Bella Vũ) - cô gái 14 tuổi đã xuất sắc vượt qua các đối thủ đến từ nhiều quốc gia để đăng...
Trong khó khăn và thử thách, tình quân dân càng sâu sắc (*)
LĐST - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: "Nghĩa tình quân dân càng sâu sắc hơn trong những lúc gian khó và thử...