Thứ sáu, 10/12/2021 | 20:29 GMT+7

Tại sao số ca nhiễm mới tại Nhật Bản giảm nhanh lạ thường?

LĐST - Các chuyên gia và nhà khoa học trên khắp thế giới đang ngỡ ngàng trước việc số ca nhiễm mới của Nhật Bản tụt giảm thần tốc, gần như không có ca tử vong trong khi thế giới đang phải đối mặt với làn sóng mới.

Ngày 22-11, Nhật Bản ghi nhận 50 ca mắc COVID-19 mới trên toàn quốc, mức thấp nhất trong năm nay, theo báo Japan Times, trong khi thủ đô Tokyo chỉ có 6 ca bệnh mới. Ngày 21-11, Tokyo ghi nhận chỉ 20 ca bệnh mới, tiếp nối chuỗi 10 ngày liên tục có dưới 30 ca/ngày. Trong khi đó, vào lúc đỉnh điểm giữa tháng 8-2021, Nhật Bản ghi nhận hơn 25.000 ca/ngày.

9110-61b3552363716

 Số ca nhiễm mới của Nhật Bản giảm "thần tốc" khiến cả thế giới ngỡ ngàng (Ảnh Reuters)

Reuters ngày 9-12 đưa tin các ca mắc mới mỗi ngày tại Nhật Bản đã giảm xuống thấp hơn 1 ca/1 triệu người và ca tử vong cũng giảm xuống 0 trong những ngày gần đây.

Ngược lại, tại Hàn Quốc, nơi có tỉ lệ tiêm chủng tương đương Nhật Bản, số ca nhiễm đang tăng kỷ lục. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Singapore và Úc khi các chính phủ nới lỏng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt đối với việc di chuyển.

Cũng theo Reuters, một giả thuyết mà nhiều chuyên gia viện dẫn để giải thích cho sự khác biệt của Nhật Bản là dường như chủng virus SARS-CoV-2 ở nước này đã đột biến theo hướng giảm khả năng tự nhân đôi.

Ituro Inoue, một giáo sư tại Viện Di truyền Quốc gia Nhật Bản, nói rằng biến thể phụ của Delta, được gọi là AY.29, có thể đang mang lại khả năng miễn dịch nhất định cho cư dân nước này.

“Tôi nghĩ AY.29 đang bảo vệ chúng ta khỏi các chủng khác”, Inoue nói, nhưng nhấn mạnh rằng đây vẫn chỉ là giả thuyết. “Tôi không chắc chắn 100%”.

Ông Paul Griffin, giáo sư tại trường ĐH Queensland (Úc), nhận định sự thay đổi về số ca nhiễm ở các nước là do sự kết hợp phức tạp giữa các yếu tố thời tiết, mật độ dân số và các chiến lược khác nhau để chống lại đại dịch.

Nhật Bản chưa từng áp lệnh phong toả chặt chẽ, nhưng cũng chưa bao giờ dỡ bỏ các quy định dịch tễ. Quốc gia này bắt đầu tiêm chủng khá muộn, nghĩa là các mũi tiêm vẫn còn hiệu lực. Ngoài ra, một số người chỉ ra rằng cứ mỗi 2 tháng, virus có xu hướng đạt đỉnh rồi giảm dần.

Kazuaki Jindai, một nhà nghiên cứu tại Đại học Tohoku, cho biết: “Việc đeo khẩu trang và các quy tắc vệ sinh cá nhân vẫn luôn được duy trì và đóng vai trò quan trọng. Vaccine là một yếu tố không thể thiếu, nhưng không phải là viên đạn bạc duy nhất".

Vào tuần trước, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã ra lệnh đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự xâm nhập của biến thể Omicron. Tính đến nay, nước này đã phát hiện 4 ca nhiễm biến thể Omicron.

Minh Hiếu

 

Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV thành công tốt đẹp
LĐST - Chiều 11/1, tại Hà Nội, sau 4,5 ngày làm việc, kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thành công...
Lý do bãi nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Sáng tạo
LĐST - Ông Nguyễn Công Tùng đã bị Ban Thường vụ Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam bãi nhiệm chức vụ...
Bãi nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Sáng tạo
LĐST – Ngày 21/12/2021, thay mặt Ban Thường vụ Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội đã...
Chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
LĐST - Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2021) và 32 năm Ngày hội Quốc phòng...
Trung tướng,PGS.TS.Nguyễn Tuấn Dũng: “Mãi mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ”
LĐST – Trong dòng chảy lịch sử dân tộc, dù thời chiến hay thời bình, hình ảnh người lính luôn tỏa sáng với phẩm chất...
Vũ Huyền Diệu đăng quang Miss Eco Teen International
LĐST - Vũ Huyền Diệu (Bella Vũ) - cô gái 14 tuổi đã xuất sắc vượt qua các đối thủ đến từ nhiều quốc gia để đăng...
Trong khó khăn và thử thách, tình quân dân càng sâu sắc (*)
LĐST - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: "Nghĩa tình quân dân càng sâu sắc hơn trong những lúc gian khó và thử...