Thứ năm, 21/10/2021 | 17:46 GMT+7

Linh hoạt, hiện đại trong hướng phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp

LĐST – Đây cũng là nội dung chính mà Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đề xuất tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Qua đó, việc phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp linh hoạt, hiện đại, theo hướng mở dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bố hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng miền, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, có sức cạnh tranh và sáng tạo trong từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; tham gia hiệu quả vào thị trường đào tạo nhân lực và thị trường lao động không biên giới và đa văn hóa trong hội nhập quốc tế.

giaoducnghenghiep-617142e12df30

Hoàn thiện, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp linh hoạt, hiện đại hóa, xã hội hóa

(Ảnh:internet)

Theo nội dung bản dự thảo, mục tiêu giai đoạn 2021-2025 là hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả thông qua việc sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiện có và đẩy mạnh phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập.

Hình thành mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bố một cách phù hợp và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động địa phương, vùng, đất nước và từng bước tham gia sâu rộng vào cung cấp nguồn nhân lực cho thị trường quốc tế.

Mặt khác, giảm số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập 10% so với năm 2020 (số trường trung cấp giảm 50% so với năm 2020), phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập lên 40% vào năm 2025; có khoảng 70 trường chất lượng cao, trong đó 40 trường tương đương trình độ các nước ASEAN-4; 5-7 trường tương đương trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; hệ thống ngành, nghề trọng điểm quốc gia được hình thành, trong đó 5-10 ngành, nghề, lĩnh vực có năng lực cạnh tranh vượt trội trong ASEAN-4.

Trong giai đoạn 2026-2030, chú trọng đẩy mạnh nâng cao chất lượng hoạt động mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tập trung vào các ngành, nghề thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập phát triển nhanh, đa dạng về loại hình, hình thức và quy mô dựa trên nhu cầu phát triển của thị trường.

Đặc biệt, năm 2030 đặt ra mục tiêu phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập lên 45%; 100% địa phương hình thành trường cao đẳng đa ngành công lập cấp tỉnh từ việc sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành một đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, có khoảng 90 trường chất lượng cao, 50 trường tương đương trình độ các nước ASEAN-4, 15 trường tương đương trình độ các nước phát triển trong nhóm G20.

Ngành, nghề trọng điểm quốc gia ngày càng hoàn thiện, trong đó 15-20 ngành, nghề, lĩnh vực có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực và thế giới.

Và đến năm 2045 định hướng phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo hướng mở, tinh gọn, hiệu quả, phân tầng chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa.

Đồng thời, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công về giáo dục nghề nghiệp bảo đảm nhu cầu học nghề, tham gia vào quá trình kết nối thị trường lao động đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, đồng thời bảo đảm nguyện vọng học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chất lượng cao nằm trong nhóm dẫn đầu các nước Đông Nam Á và ngang bằng với một số nước phát triển.

Để hoàn thành kế hoạch, mục tiêu đề cập tới, dự thảo đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng điểm như: Giải pháp về cơ chế, chính sách; phát triển đội ngũ nhà giáo, người dạy nghề và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị; liên kết, hợp tác phát triển; giải pháp về hợp tác quốc tế; huy động và phân bổ vốn đầu tư.

Bảo Bình

Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV thành công tốt đẹp
LĐST - Chiều 11/1, tại Hà Nội, sau 4,5 ngày làm việc, kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thành công...
Lý do bãi nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Sáng tạo
LĐST - Ông Nguyễn Công Tùng đã bị Ban Thường vụ Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam bãi nhiệm chức vụ...
Bãi nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Sáng tạo
LĐST – Ngày 21/12/2021, thay mặt Ban Thường vụ Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội đã...
Chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
LĐST - Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2021) và 32 năm Ngày hội Quốc phòng...
Trung tướng,PGS.TS.Nguyễn Tuấn Dũng: “Mãi mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ”
LĐST – Trong dòng chảy lịch sử dân tộc, dù thời chiến hay thời bình, hình ảnh người lính luôn tỏa sáng với phẩm chất...
Vũ Huyền Diệu đăng quang Miss Eco Teen International
LĐST - Vũ Huyền Diệu (Bella Vũ) - cô gái 14 tuổi đã xuất sắc vượt qua các đối thủ đến từ nhiều quốc gia để đăng...
Trong khó khăn và thử thách, tình quân dân càng sâu sắc (*)
LĐST - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: "Nghĩa tình quân dân càng sâu sắc hơn trong những lúc gian khó và thử...