Chủ nhật, 24/10/2021 | 11:29 GMT+7

Từ 'di sản' công nghiệp thành không gian sáng tạo

Chuyển đổi không gian các cơ sở sản xuất cũ sau di rời thành không gian sáng tạo, sẽ cung cấp thêm không gian công cộng cho người Thủ đô giải tỏa bớt sự ngột ngạt của đô thị, tạo cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp văn hóa, là nơi ươm mầm các start-up sáng tạo.

Hà Nội đang nỗ lực tiến tới di rời toàn bộ các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội thành ra bên ngoài. Nhiều ý kiến cho rằng, quỹ đất sau di rời các cơ sở sản xuất công nghiệp nên sử dụng cho các mục đích công cộng, bảo tồn, tôn tạo các giá trị di sản, văn hóa, trên cơ sở khuyến tính khích sáng tạo không gian.

xeluagialam-6174e0a1eba1c

Nhà máy xe lửa Gia Lâm được di dời làm dự án công cộng 

Mới đây, tại cuộc Tọa đàm trực tuyến “Di rời các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Hà Nội”, ông Nguyễn Đức Hùng, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (HUPI), cho rằng, công nghiệp là một bộ phận cấu thành của đô thị. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong đô thị cũng làm cản trở quá trình phát triển đô thị bền vững, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

Di rời các cơ sở sản xuất công nghiệp không phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn phát triển hiện hành, gây mất cân đối về hạ tầng xã hội và kỹ thuật, giao thông, gây ô nhiễm môi trường và không còn phù hợp với quy hoạch phát triển là cần thiết và cấp bách.

UBND TP. Hà Nội đã chuẩn bị quỹ đất khoảng 450 ha tại các khu công nghiệp để phục vụ cho việc di rời các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội đô. Ông Nguyễn Đức Hùng cho biết, định hướng đối với việc sử dụng quỹ đất sau khi di rời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra ngoài, sẽ là ưu tiên xây dựng các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị, không làm tăng chất thải, bảo đảm cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội - kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp có không gian, kiến trúc có giá trị về lịch sử, văn hóa, sẽ được nghiên cứu để thực hiện bảo tồn, tôn tạo.

Theo Kiến trúc sư Nguyễn Thái Huyền (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) cho rằng, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp trong danh sách di dời đã tạo cảm hứng cho các kiến trúc sư sáng tạo không gian mới. Chẳng hạn, Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Nhà máy dệt kim Đông Xuân, Nhà máy Bia Hà Nội đều là các công trình được nhiều kiến trúc sư làm đồ án thay đổi. “Không gian các cơ sở này cần nghiên cứu để chuyển đổi theo hướng gìn giữ các giá trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử, phát triển các không gian có tính sáng tạo... để phục vụ cho các mục đích công cộng”, Kiến trúc sư Nguyễn Thái Huyền chia sẻ.

Ông Lê Quang Bình, điều phối viên của mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống, cho rằng, việc chuyển đổi không gian các cơ sở sản xuất công nghiệp cũ sau di rời thành không gian sáng tạo, sẽ cung cấp thêm không gian công cộng cho người Thủ đô giải tỏa bớt sự ngột ngạt của đô thị, tạo cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp văn hóa, là nơi ươm mầm các start-up sáng tạo.

Các không gian sáng tạo chuyển đổi từ các khu công nghiệp có diện tích lớn, là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, kinh tế, chính trị tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Chính vì vậy, nhà nước cần đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý cho sự chuyển đổi, đầu tư vào việc chuyển đổi, và có chính sách khuyến khích các thành phần khác tham gia vào việc chuyển đổi này.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thái Huyền, qua công tác nghiên cứu, khảo sát cho thấy, việc di rời các cơ sở sản xuất công nghiệp khỏi nội đô Hà Nội cũng là bài toán khá phức tạp vì nó có liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành, đơn vị, trong khi vai trò của các bên thực hiện việc di rời thì vẫn chưa rõ ràng, khiến lộ trình diễn ra chậm.

PGS.TS Lê Quân, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội - một đối tác địa phương của Dự án “Tái thiết di sản công nghiệp”, nhằm thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa các thành viên EUNIC và các đối tác Việt Nam chuyển đổi các di sản công nghiệp thành các không gian văn hóa, sáng tạo tại Hà Nội, cho rằng, tái thiết đô thị từ các cơ sở sản xuất công nghiệp không đơn giản là xây mới trên nền các công trình cũ. Đó là cả một quá trình tác động vào đô thị có những mối quan hệ phức tạp với các lĩnh vực xã hội khác nhau.

Do đó, cần có cách tiếp cận mới để nhận diện các giá trị di sản, kiến trúc và văn hoá để lại từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, qua đó cung cấp các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tái thiết đô thị từ không gian sau di dời các cơ sở SXCN để phát huy các giá trị kinh tế, văn hóa phù hợp.

Theo Báo Chính phủ

 

Chinhphu.vn
Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV thành công tốt đẹp
LĐST - Chiều 11/1, tại Hà Nội, sau 4,5 ngày làm việc, kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thành công...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và tiền tệ
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2021, triển khai nhiệm vụ tài chính...
Tập trung hỗ trợ các đối tượng chịu tác động chính của đại dịch Covid-19
LĐST - Chiều 4-1, tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ nhất, các đại biểu Quốc hội khóa XV đã thảo luận ở tổ về...
Khai mạc phiên họp Quốc hội không thường kỳ lần thứ nhất
LĐST - Hôm nay (4/01), kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc theo hình thức trực tuyến...
Việt Nam hoàn thành thắng lợi nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có thông điệp nhân dịp Việt Nam hoàn thành thắng lợi nhiệm...
Chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
LĐST - Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2021) và 32 năm Ngày hội Quốc phòng...
Trung tướng,PGS.TS.Nguyễn Tuấn Dũng: “Mãi mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ”
LĐST – Trong dòng chảy lịch sử dân tộc, dù thời chiến hay thời bình, hình ảnh người lính luôn tỏa sáng với phẩm chất...