Thứ tư, 27/10/2021 | 12:01 GMT+7

Kinh tế biển xanh – xu hướng phát triển bền vững

LĐST - Với chiều dài bờ biển 3.260 km chưa kể các đảo, Việt Nam là quốc gia được đánh giá có nhiều tiềm năng và lợi thế về biển. Điều này cũng là yếu tố quan trọng để chúng ta phát triển kinh tế biển xanh một cách bền vững.

Xây dựng chiến lược linh hoạt, thích ứng

Khái niệm về Kinh tế biển xanh có thể hiểu đơn giản là sự đảm bảo sinh kế biển bền vững, tăng thu nhập cho người dân, khai thác tài nguyên hợp lý, ít ảnh hưởng đến môi trường, xây dựng phát triển được cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan.

anhdaidien-6178da745a5b4

Phát triển kinh tế biển xanh bền vững, linh hoạt thích ứng

Tại Hội nghị Đại dương thế giới năm 2015 đã đưa ra khái niệm: “Kinh tế biển xanh là một nền kinh tế biển phát triển bền vững, ở đó hoạt động kinh tế biển cân bằng với khả năng đáp ứng của các hệ sinh thái biển một cách liên tục”.

Bởi vậy, kinh tế biển xanh vừa đảm bảo cho kinh tế phát triển mà vẫn đảm bảo được sự phát triển của hệ sinh thái biển thông qua các phương thức như giảm phát thải cacbon, tăng trưởng theo chiều sâu, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Việc phát triển kinh tế biển xanh thể hiện rõ vai trò của việc bảo tồn, phát triển bền vững hệ sinh thái biển, hay còn gọi phát triển theo hướng tiếp cận hệ sinh thái.

Tại Việt Nam, xu hướng kinh tế biển xanh tuy đã được đề cập tới nhưng nhìn chung vẫn còn là khái niệm mới nổi trong việc chỉ ra sự phát triển của các hoạt động kinh tế biển một cách tổng hợp và bền vững.

Theo đó, kinh tế biển bao gồm các lĩnh vực kinh tế khác nhau như: năng lượng tái tạo, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, vận tải biển, quản lý chất thải và bảo tồn biển, du lịch biển và ven biển.

Mặt khác, vấn đề tiếp cận kinh tế biển bền vững cần lường trước và kết hợp đầy đủ các tác động của biến đổi khí hậu, môi trường và đảm bảo các hoạt động ứng với dịch bệnh Covid -19 (gồm cả các gói cứu trợ kinh tế) sẽ đóng góp và việc phục hồi tốt hơn, hướng đến mục đích vì một nền kinh tế biển công bằng, bền vững và có khả năng chống chịu hơn.

Với các quốc gia đang phát triển và dễ bị tổn thương thì việc xây dựng các chiến lược thích ứng đầy đủ và nâng cao khả năng chống chịu cho các cộng đồng dễ bị tổn thường là điều vô cùng quan trọng bởi vì những cộng đồng này phải chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu và khủng hoảng do dịch Covid-19. Đồng thời, họ cũng bị tổn thương do thiếu nguồn tài chính, sinh kế thay thế hạn chế, thiếu mạng lưới an sinh xã hội và an ninh lương thực.

Do đó, nếu không tiến hành thực hiện các biện pháp thích ứng, theo các số liệu dự báo, mực nước biển dâng lên sẽ làm tăng rủi ro bão, lũ và ngập úng sẽ dẫn đến việc hàng triệu người phải di dời, gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, cơ sở hạ tầng, sinh kế và môi trường sống, đe dọa an ninh lương thực do đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm và các hệ thống phân phối.

Hơn nữa, việc tiếp cận nguồn tài chính là điều vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội sau khủng hoảng Covid-19 và giải quyết những vấn đề về biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo một nền kinh tế biển có khả năng chống chịu khí hậu và đạt được các mục tiêu SDG 13 và 14.

Các quốc gia đã phát triển cam kết huy động nguồn tài chính khí hậu 100 tỷ USD mỗi năm tới năm 2020 cho các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, các hoạt động đầu tư trên thực tế vẫn chưa đạt được mức này.

Kinh tế biển thường bị sao lãng trong các biện pháp kích cầu Covid-19 cho tới nay, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch đang có các tác động nghiêm trọng đối với người lao động, các cộng đồng và các lĩnh vực phụ thuộc vào kinh tế biển.

 Trong thập kỷ này, các quốc gia sẽ cần tìm hiểu các cơ hội và nguồn tài chính khí hậu khác nhau, ví dụ huy động nguồn tài chính đòn bẩy từ khu vực tư nhân, nghiên cứu trái phiếu xanh và triển khai các chương trình bảo hiểm rủi ro khí hậu.

Việt Nam phát triển kinh tế đại dương liên kết chặt chẽ với cộng đồng quốc tế

Theo các số liệu từ Tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới, Việt Nam có hơn 70 triệu người (khoảng 72% tổng dân số) sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển của cả nước, đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. 83% sản lượng gạo trong nước cũng tập trung ở các tỉnh đồng bằng và ven biển thấp. Đây cũng là khu vực phát triển năng động của cả nước.

bienxanh2-6178da75aeb20

Gắn kết với cộng đồng, chung tay giải quyết các vấn đề thách thức chung toàn cầu

Tuy vậy, hiện nay nhiều thành phố và đồng bằng ven biển đang bị sụt lún ở tốc độ đôi khi còn cao hơn nhiều tốc độ mực nước biển dâng do các nguyên nhân tự nhiên và con người, và cơ sở hạ tầng đô thị đang gặp áp lực lớn. Các rủi ro an ninh liên quan đến khí hậu cũng là một vấn đề đáng quan ngại.

Có thể nói, biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng hơn và tạo ra các rủi ro an ninh toàn cầu, khu vực và quốc gia bao gồm các áp lực di cư, tái định cư và xung đột tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng khan hiếm.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã lựa chọn hướng phát triển kinh tế biển bền vững, có sự liên kết chặt chẽ với cộng đồng quốc tế.

Là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 cùng với cam kết trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc đảm bảo hòa bình, an ninh, phục hồi và xây dựng lại tốt hơn sau đại dịch Covid-19. Giải quyết vấn đề ô nhiễm đại dương và rác thải nhựa đại dương vì một nền kinh tế biển bền vững và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.  Đồng thời tiếp tục khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực, đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Trong tháng 12 tới đây, Việt Nam đăng cai chủ trì tổ chức hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thể hiện vai trò của mình trong phát triển bền vững kinh tế đại dương, thích ứng với biến đổi khí hậu; chung tay giải quyết các vấn đề thách thức chung toàn cầu.

Hồng Nhung

Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV thành công tốt đẹp
LĐST - Chiều 11/1, tại Hà Nội, sau 4,5 ngày làm việc, kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thành công...
Lý do bãi nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Sáng tạo
LĐST - Ông Nguyễn Công Tùng đã bị Ban Thường vụ Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam bãi nhiệm chức vụ...
Bãi nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Sáng tạo
LĐST – Ngày 21/12/2021, thay mặt Ban Thường vụ Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội đã...
Chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
LĐST - Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2021) và 32 năm Ngày hội Quốc phòng...
Trung tướng,PGS.TS.Nguyễn Tuấn Dũng: “Mãi mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ”
LĐST – Trong dòng chảy lịch sử dân tộc, dù thời chiến hay thời bình, hình ảnh người lính luôn tỏa sáng với phẩm chất...
Vũ Huyền Diệu đăng quang Miss Eco Teen International
LĐST - Vũ Huyền Diệu (Bella Vũ) - cô gái 14 tuổi đã xuất sắc vượt qua các đối thủ đến từ nhiều quốc gia để đăng...
Trong khó khăn và thử thách, tình quân dân càng sâu sắc (*)
LĐST - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: "Nghĩa tình quân dân càng sâu sắc hơn trong những lúc gian khó và thử...