Thứ năm, 21/10/2021 | 20:59 GMT+7

Sơn La: Cần sớm có phương án hỗ trợ cho người dân trồng dâu nuôi tằm

LĐST - Bao nhiêu năm nay phải ở nhà tạm bợ, những người dân trồng dâu nuôi tằm ở Mộc Châu đang ngày ngày mong sớm được Nhà nước và Công ty hỗ trợ về chỗ ở.

Huyện Mộc Châu, Sơn La không chỉ nổi tiếng về bò sữa, đồi chè mà nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được xem là một trong những công việc thu hút lao động, góp phần tạo nên diện mạo đặc trưng của thị trấn Nông trường Mộc Châu.

Tuy nhiên, sau nhiều năm tích cực lao động sản xuất, đến nay các hộ trồng dâu nuôi tằm đang gặp phải cuộc sống khó khăn, vất vả.

Qua khảo sát thực tiễn tại các khu vực trồng dâu nuôi tằm như tiểu khu 67, Tiền Tiến, Tân Lập, bản Áng, Hoa Ban… thuộc thị trấn Nông trường Mộc Châu, chúng tôi nhận thấy diện tích trồng dâu nuôi tằm của Công ty Cổ phần dâu tằm tơ Mộc Châu (trước đây là Xí nghiệp dâu tằm tơ Mộc Châu) đang dần bị thu hẹp lại bởi nhiều hộ gia đình đã chuyển sang trồng cây khác như cam, bưởi da xanh, bí đỏ… để tăng thu nhập. Bởi theo họ, những năm gần đây nghề trồng dâu nuôi tằm không ổn định, không thể giúp đảm bảo cuộc sống.

z2866127322544-99f740f3c33cb9cd02214d3caf5693c1-6171708b9049e

Căn nhà không có tài sản đáng giá của một hộ dân nuôi tằm tại tiểu khu 67.

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi đã tìm đến một số hộ dân để tìm hiểu về cuộc sống của người trồng dâu nuôi tằm. Hầu hết, bà con trồng dâu đến từ Hưng Yên, Thái Bình… và lên Mộc Châu trồng dâu nuôi tằm từ những năm 1995.

Vì không phải là dân bản địa nên các hộ từ nơi khác đến đều phải xây nhà tạm trên đất nông nghiệp để ở và có chỗ nuôi tằm. Sau hàng chục năm, các hộ cũng chỉ có nhà cấp 4 lợp tôn, khá hơn thì lợp ngói, không có tài sản gì đáng giá. Nhìn chung, đời sống của bà con trồng dâu nuôi tằm hiện đang gặp rất nhiều khó khăn.

Để có kén bán cho Công ty cổ phần Dâu tơ tằm Mộc Châu, người dân phải mua trứng tằm của công ty và trả công cho người nuôi tằm con trong trại giống sau đó nuôi tằm rồi bán kén cho công ty. Trung bình, sau khi trừ các chi phí, người dân thu nhập được khoảng 20 triệu đồng/năm. Nhưng nếu không may, khi có những lứa tằm kém chất lượng thì thu nhập thấp hơn, thậm chí có thể mất trắng nếu hỏng cả lứa tằm.

Hiện nay, từ công đoạn hái lá dâu đến chăm sóc tằm thành kén bán cho công ty, người dân chưa thể dùng máy móc mà chỉ bằng sức lực và đôi bàn tay của mình. Cuộc sống khó khăn nên nhiều hộ gia đình đã chặt cây dâu để trồng cây khác có năng suất cao hơn.

Một người dân ở tiểu khu 6 chia sẻ: “Người dân nhận khoán đất được công ty giao, sau đó các hộ tạm làm nhà trên đất công ty vừa để sinh sống và nuôi tằm. Lúc đầu công ty giao 1,4ha nhưng gia đình tôi đã trả lại 7000m2 vì không đủ sức làm hết. Cuộc sống chúng tôi rất vất vả đúng như câu tục ngữ “nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Vào chính vụ thì cả gia đình phải thay nhau ăn cơm, buông bát xuống là phải hái lá dâu để cho tằm ăn.

Vất vả là vậy, nhưng vào chính vụ dâu tằm từ tháng 3 tới tháng 7 hàng năm thì 1,5 tháng mới thu được 2 lứa tằm, tổng thu nhập được khoảng 5-6 triệu đồng/lứa, trong đó gồm cả công sức của 3 người lớn, giống, phân bón. Ngoài 7 lứa chính thì còn thêm được vài lứa phụ nhưng số lượng tằm ít do dâu vào cuối vụ cho ít lá (mỗi tháng được 1 lứa).

Thời gian còn lại những người nuôi tằm phải đi làm thuê để kiếm tiền sinh sống. Tuy nhiên, tới thời điểm này nhiều người đã bước sang tuổi xế chiều không còn đi làm thuê được nữa. Gia đình muốn lợp cái mái tôn, sửa sang nhà cửa cũng phải vay mượn anh em, con cái”.

z2866171297669-592d245a36b294a27985590c0cc41814-6171708beabe3

Dù vất vả nhưng mỗi lứa tằm người dân thu nhập không được bao nhiêu.

Đời sống của người trồng dâu nuôi tằm đang chồng chất khó khăn. Nhiều người cho rằng họ đang sản xuất với quy mô nhỏ, lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp. Vấn đề kỹ thuật thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, mức độ chăm sóc của người nuôi, sự thay đổi của thời tiết... Ngoài ra, dịch bệnh, nguồn vốn, đất đai, giống tằm cũng đang là khó khăn thách thức đối với người nuôi tằm.

“Nhà tôi là 2 thế hệ nhận khoán đất trồng dâu của công ty, năm nào cũng cố gắng làm vượt kế hoạch được giao nhưng đến nay vẫn chưa được cấp đất, đời sống chúng tôi khó khăn lắm. Giờ chúng tôi đã có tuổi rồi nhưng vẫn theo nghề. Mong rằng, chính quyền, công ty sớm hỗ trợ giúp chúng tôi ổn định cuộc sống, nhà cửa”, một người trồng dâu nuôi tằm cho biết.

z2866165877898-df321aab96d7461a3592a4ca512fac97-6171708ba6223

Người dân trồng dâu chuyển đổi cơ cấu cây trồng để mong có cuộc sống ấm no hơn.

Được biết, liên quan đến nguyện vọng của người trồng dâu nuôi tằm..., tỉnh, huyện đang xây dựng phương án. Mong rằng, Công ty cổ phần dâu tơ tằm Mộc Châu, chính quyền các cấp tỉnh Sơn La sớm có phương án hỗ trợ người dân để họ "an cư lạc nghiệp", ổn định cuộc sống tại quê hương thứ 2 của mình.

 Ngọc An

 

Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV thành công tốt đẹp
LĐST - Chiều 11/1, tại Hà Nội, sau 4,5 ngày làm việc, kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thành công...
Lý do bãi nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Sáng tạo
LĐST - Ông Nguyễn Công Tùng đã bị Ban Thường vụ Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam bãi nhiệm chức vụ...
Bãi nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Sáng tạo
LĐST – Ngày 21/12/2021, thay mặt Ban Thường vụ Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội đã...
Chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
LĐST - Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2021) và 32 năm Ngày hội Quốc phòng...
Trung tướng,PGS.TS.Nguyễn Tuấn Dũng: “Mãi mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ”
LĐST – Trong dòng chảy lịch sử dân tộc, dù thời chiến hay thời bình, hình ảnh người lính luôn tỏa sáng với phẩm chất...
Vũ Huyền Diệu đăng quang Miss Eco Teen International
LĐST - Vũ Huyền Diệu (Bella Vũ) - cô gái 14 tuổi đã xuất sắc vượt qua các đối thủ đến từ nhiều quốc gia để đăng...
Trong khó khăn và thử thách, tình quân dân càng sâu sắc (*)
LĐST - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: "Nghĩa tình quân dân càng sâu sắc hơn trong những lúc gian khó và thử...